Một trong những bệnh lý phổ biến ngày nay phải kể đến là viêm loét dạ dày tá tràng. Chứng bệnh này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và cả hai giới tính. Dưới đây là những thông tin cơ bản về chứng bệnh này, mời bạn đọc tham khảo!
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Số đông trong chúng ta thường có quan niệm sai lầm về nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Bao gồm thức ăn cay, đồ ăn, thức uống không lành mạnh ( bia, rượu, cà phê, đồ chiên rán) và căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ tác động làm tình trạng bệnh có thể nặng thêm. Những yếu tố dưới đây mới chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.
- Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): Vi khuẩn nếu xâm nhập vào dạ dày, tá tràng sẽ gây tổn thương niêm mạc dẫn tới những vết loét. Vi khuẩn HP sẽ tiết ra một loại men và kết hợp với môi trường acid dịch vị sẽ phá hủy hàng rào chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Do đó, người nhiễm HP có nguy cơ bị viêm loét hơn.
- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Theo Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, thuốc NSAIDs có nguy cơ gây viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách tác động lên lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Hơn nữa, thuốc này còn cản trở quá trình lành vết loét.
Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng
Tùy vào tình trạng bệnh ở mỗi người mà biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng là khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp được kể đến bao gồm:
- Đau ở vùng thượng vị (giữa 2 xương ức).
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Ợ hơi, ợ chua.
- Nóng rát vùng thượng vị.
Một số triệu chứng đáng lưu tâm, bạn cần đi khám ngay lập tức như:
- Nôn mửa nhiều, nôn ra máu.
- Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu đỏ.
- Giảm cân đột ngột, không có lý do.
- Nuốt nghẹn kéo dài.
Viêm loét dạ dày tá tràng với biểu hiện đau rát vùng thượng vị
Cách cải thiện viêm loét dạ dày tá tràng
Tùy vào tình trạng bệnh mà các biện pháp can thiệp để cải thiện bệnh là khác nhau. Dưới đây là 3 phương pháp thường được khuyên nhiều nhất đối với người bị viêm loét.
Sử dụng thuốc uống trị bệnh
Khi ở giai đoạn đầu, các vết trợt loét đang còn ở mức độ nhẹ. Bác sĩ có thể kê cho người bệnh các thuốc như:
- Thuốc ức chế bài tiết acid: Đây là loại thuốc phổ biến thường được kê ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bởi acid dịch vị tiết ra càng nhiều sẽ làm cản trở sự lành thương ở những vết trợt, loét. Do đó, ta cần sử dụng thuốc kháng acid như thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol, Esomeprazol,…). Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần uống trước bữa ăn từ 30 phút đến 1h để thuốc phát huy hiệu quả.
- Thuốc trung hòa acid dịch vị (Antacid): Như đã nói ở trên, acid dịch vị làm tăng tổn thương niêm mạc và ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Do vậy, antacid sẽ phản ứng với acid dịch vị tạo muối và làm giảm nồng độ acid trong dạ dày.
- Sử dụng kháng sinh: Ở những người bị nhiễm HP thì cần sử dụng thêm kháng sinh để diệt loại vi khuẩn này. Tuy nhiên, liều lượng và loại kháng sinh cần phải được kê đơn từ bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua về dùng. Và khi sử dụng người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ, dược sĩ lưu ý.
- Can thiệp các vết loét qua nội soi tiêu hóa trên: Phương pháp này cần được thực bởi người có chuyên môn và với những vết loét đang hay có nguy cơ chảy máu cao.
Sử dụng thuốc trong chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Nếu bạn đang sống chung với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt chính là chìa khóa để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đầu tiên, việc chú trọng vào chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng. Hãy ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa và được nấu chín kỹ. Tránh xa các thực phẩm cay nóng, chua và nhiều gia vị, vì chúng có thể kích thích dạ dày và làm triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như: Yến mạch, hoa quả, rau xanh để hỗ trợ tiêu hóa.
Thực hiện những bữa ăn nhỏ, thường xuyên, khoảng 5 – 6 bữa mỗi ngày, thay vì 3 bữa lớn. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực lên dạ dày mà còn giúp duy trì lượng đường huyết ổn định. Đừng quên uống đủ nước và tránh các đồ uống có caffeine, rượu bia, vì chúng có thể làm gia tăng triệu chứng.
Bên cạnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng. Hãy duy trì thói quen tập thể dục đều đặn nhưng nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ hoặc yoga. Tránh căng thẳng và lo âu, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét. Cân nhắc thực hiện các bài tập thư giãn như thiền hoặc hít thở sâu để giảm stress. Cuối cùng, đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi tiến triển và điều chỉnh phương pháp chữa bệnh nếu cần.
Bổ sung thêm các thực phẩm chức năng
Trong hành trình chăm sóc sức khỏe của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ niêm mạc là điều đúng đắn. Finecurma Fast là một sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh, hứa hẹn mang lại những lợi ích vượt trội cho người dùng.
Được nghiên cứu và phát triển dựa trên công nghệ tiên tiến, Finecurma Fast kết hợp các thành phần tự nhiên như: Cao Chè dây, Hoàng liên, Hoàng bá, Khổ sâm, Ô tặc cốt,… Sản phẩm với khả năng làm giảm nhanh chóng triệu chứng đau rát, ợ chua và khó tiêu. Sản phẩm không chỉ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn hỗ trợ quá trình làm lành vết loét hiệu quả.
Với Finecurma Fast, người bệnh có thể yên tâm hơn trong việc quản lý triệu chứng và phục hồi sức khỏe một cách toàn diện. Từ đó, giúp bạn tái hòa nhập cuộc sống hàng ngày với sự thoải mái và tự tin. Hãy trải nghiệm sự khác biệt mà Finecurma Fast có thể mang lại và cảm nhận sự cải thiện rõ rệt trong sức khỏe dạ dày của bạn nhé!
Dung dịch bảo vệ dạ dày Finecurma Fast
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gửi bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc có thể comment hoặc gọi điện trực tiếp cho chúng tôi qua hotline 1800 6728 để được dược sĩ của chúng tôi tư vấn kỹ lưỡng hơn nhé!